Thép tấm hay sắt tấm được ứng dụng nhiều trong kiến trúc, xây dựng cầu đường, đóng tàu và trong công nghiệp chế tạo. Chúng là các tấm sắt phẳng hoặc nhám có kích thước, trọng lượng và độ dày đa dạng.
Giá thép tấm thay đổi nên các bảng giá cũ không còn áp dụng được ở thời điểm hiện tại. Quý khách hàng cần thêm thông tin có thể xem bài viết bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp bộ phận hỗ trợ của Hoàng Đan:
Thép tấm là gì?
Thép tấm là sản phẩm thép Cacbon có dạng tấm đặc dạng vuông hoặc chữ nhật với các khổ rất đa dạng. Chúng được cắt ra từ các cuộn thép có trọng lượng lớn để sử dụng trong mục đích chế tạo, xây dựng, sản xuất…Bề mặt tấm thép có thể phẳng hoặc nhám tùy theo mục đích sử dụng mà sản xuất. Quy cách, thành phần hóa học của sản phẩm được quy định theo tiêu chuẩn và mác thép tương ứng của từng nhà máy áp dụng.
Kích thước, trọng lượng và báo giá thép tấm
Kích thước sản phẩm thép tấm thể hiện qua 3 thông số là độ dày, chiều rộng và chiều dài của tấm thép. Biết được 3 thông số này cùng với loại thép sản xuất bạn có thể dễ dang tính được trọng lượng của thép qua công thức dưới đây:
Công thức tính trọng lượng sắt tấm:
Trọng lượng = T x R x D x 7.85(g/cm3)
Trong đó: - Trọng lượng thép tấm tính bằng kg - T là độ dày của tấm thép ( tính bằng mm) - R là chiều rộng ( tính bằng mm), khổ rộng tiêu chuẩn thường là : 1250, 1500, 2000, 2030, 2500mm - D là chiều dài tấm thép ( tính bằng mm), chiều dài chuẩn thường là : 6000. 1200mm
Thép tấm phổ thông
SS400, CT3 là các mác thép phổ biến. Chúng được quy định theo các tiêu chuẩn quốc gia về thành phần hóa học và cơ tính.
Thép tấm nhám
Tấm thép nhám còn gọi là tấm chống trượt hay tấm gân, thường hay sử dụng làm sàn hoặc cầu thang.
Thép tấm cường độ cao
>>> Cập nhật báo giá thép tấm, tấm nhám mới và nhanh nhất qua Hotline: 0966-309-338
Phân loại thép tấm
Dựa vào đặc tính và cách chế tạo sản phẩm. Người ta phân loại chúng ra làm nhiều loại khác nhau để phù hợp sử dụng:
Cách chế tạo
Thép tấm cán nóng: Là sản phẩm được cán nóng ở nhiệt độ cao thường là 1000 độ C. Loại thép này thường có màu xanh đen và màu sắc của các thành phẩm khá tối màu. Hai bên của tấm cuộn khá xù xì không sắc mép, dễ bị gỉ sét nếu sử dụng lâu dài
Thép tấm cán nguội: là sản phẩm được hình thành từ quy trình cán nguội. Nhiệt độ cán thường khá thấp đôi khi chỉ bằng nhiệt độ thường phòng. Loại này thường có mẫu mã đẹp hơn loại thép tấm cán nóng, nhưng giá thành lại cao hơn. Quy trình bảo quản cũng phức tạp hơn loại cán nóng nhiều. Ưu điểm của nó lại là có bề mặt sáng bóng, mép biên sắc cạnh, và có màu xám sáng.
Đặc điểm bề mặt
Tấm mạ kẽm: Là loại được phủ lên mình một lớp kẽm mạ. Lớp mạ kẽm này làm tăng khả năng chống ăn mòn, oxi hóa. Sản phẩm phù hợp với các môi trường khắc ngiệt như gần biển, nhà máy…
Thép tấm nhám(trống trượt) là loại có kết cấu cực kỳ chắc chắn. Có thể chống trượt, chống va đập , chịu được các tác động lớn của thời tiết. Trên bề mặt loại này sẽ có gân hoặc hoa văn, tạo độ nhám chống trơn trượt. Tấm chống trượt thường được chế tạo bằng cách cán nóng. Sử dụng nhiều ở các công trình, làm sàn xe tải , dùng các thép tiền chế, để làm lót sàn…
Tấm thép đen (trơn): Đây là sản phẩm có màu nguyên bản chưa qua xử lý bề mặt. Tấm đen có giá thành rẻ hơn mạ kẽm và bề mặt có thể trơn hoặc tạo nhám tùy mục đích sử dụng.
Thành phần hóa học
Tấm hợp kim: Người ta cho thêm các nguyên tố như: Cr, Ni, Mn, Si, W, V, Co, Mo, Ti, Cu. Nhờ các nguyên tố này mà tấm hợp kim có những ưu điểm vượt trội hơn so với sản phẩm khác. Tấm hợp kim thường được dùng trong ngành cơ khí cao đóng tàu, thuyền, kết cấu nhà xưởng, bồn bể xăng dầu,cơ khí, xây dựng , chế tạo máy …
Tấm Cacbon: Thành phần chính là Fe và C. Tùy vào số lượng và tỷ lệ khác nhau của các nguyên tố được cho thêm vào mà chúng có các độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn, sức bền và khả năng chống oxy hóa khác nhau.
Sản phẩm gia công từ thép tấm
Bản mã: Các mặt hàng đã qua các quá trình gia công đục lỗ hoặc cắt ra từ thép tấm. Nó thường có hình dạng vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tròn, hình elip. Trên bề mặt bố trí đầy đủ các liên kết. Bản mã là một trong số những vật liệu không thể thiếu trong xây dựng, chế tạo… tùy vào nhu cầu sử dụng mà nó có hình dạng, kích thước và bề dày khác nhau.
Thép lập Là cắt tôn: Thép lập là(Flat Bar) còn gọi là thanh dẹt hay thanh la. Là một tấm sắt có hình chữ nhật với các cạnh vuông góc và có độ dầy mỏng. Lập là cắt tôn được cắt ra từ các tấm sắt tôn lớn. Sản phẩm được sử dụng trong các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, làm khung thép, làm đồ trang trí…
Thép tấm có ứng dụng phổ biến trong nghành công nghiệp chế tạo như đóng tàu, thuyền, xe tải. Trong xây dựng dùng để gia tăng nền móng, sử dụng trong kết cấu. Đời sống hàng ngày cúng ta thường gặp trong các cầu thang sắt, trong các công trình xây dựng, sân vận động, máy móc công nghiệp.
Ứng dụng của thép tấm
Thép tấm sử dụng nhiều trong kết cấu và xây dựng và chế tạo. Như tàu áp lực, thiết bị hàng hải và các ứng dụng quân sự. Trong các công trình xây dựng, chúng được dùng làm cầu thang, các kết cấu chịu lực nén…
Trong hàng hải : Sử dụng nhiều trong công nghiệp đóng tàu. Chúng được sử dụng cho tàu và sà lan hoặc giàn khoan dầu, các thiết bị ngoài khơi khác. Chúng có thể là các bộ phận kết cấu được sản xuất hay các bộ phận dùng để sửa chữa.
Trong quân đội : Sử dụng trong xe tăng, xe jeep, xe tải và phương tiện khác. Ngoài ra, trong hải quân còn sử dụng để đóng và sửa chữa tàu.